KIỂM SOÁT NỘI BỘ & QUẢN TRỊ RỦI RO THEO CHUẨN COSO – Viện Đào Tạo Doanh Chủ

KIỂM SOÁT NỘI BỘ & QUẢN TRỊ RỦI RO THEO CHUẨN COSO – Viện Đào Tạo Doanh Chủ
Mọi loại hình tổ chức, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với các yếu tố và ảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài làm cho tổ chức không chắc chắn liệu mình có đạt được mục tiêu hay không và khi nào sẽ đạt được mục tiêu. Tác động của sự không chắc chắn này lên các mục tiêu của một tổ chức chính là “rủi ro”. (Trích Tiêu chuẩn Quốc gia Quản lý rủi ro – TCVN 31000:2011)

Tổ chức thành công thường có một hệ thống kiểm soát hiệu quả. Kiểm soát đóng góp vào thành công bằng việc hướng tổ chức đến việc hoàn thành nhiệm vụ của họ. Nếu không có kiểm soát hiệu quả, rất dễ dàng cho các cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức đi chệch khỏi nhiệm vụ mong muốn của tổ chức. Nếu cho rằng tất cả các hệ thống của một tổ chức hoạt động hoàn hảo, kiểm soát sẽ không cần thiết. Ngược lại, khi có vấn đề, kiểm soát là cần thiết. Trong thế giới thực sẽ luôn có vấn đề do đó, kiểm soát sẽ luôn luôn là cần thiết. (Enterprise Risk Management — Integrated Framework, COSO)

  • Kiểm soát viên trong công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được đào tạo về nghiệp vụ kiểm soát, nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình trong vai trò là cá nhân do chủ sở hữu bổ nhiệm, để giúp chủ sở hữu kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu; việc quản lý điều hành công việc kinh doanh của hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty và Tổng Giám đốc/ Giám đốc” (theo khoản 5 điều 6, quy chế hoạt động của Kiểm soát viên ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ có Quy định)
  • Đối với công ty cổ phần thì Ban kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc công ty. Do đó để đảm bảo cho công ty hoạt động một cách minh bạch thì đòi hỏi Ban kiểm soát phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết.

Hoạt động kiểm soát muốn đạt hiệu quả, người được giao trọng trách kiểm soát phải hội tụ một số phẩm chất quan trọng sau:
1. Phải am hiểu ngành, nghề mà công ty đang hoạt động
2. Phải có tính hoài nghi nghề nghiệp. Người làm kiểm soát nhìn đâu cũng phải thấy sai sót, có như vậy mới phát hiện ra sai sót
3. Phải khách quan (tôn trọng sự thật). Muốn khách quan thì cần phải độc lập (về kinh tế, quan hệ, công việc…).

Việc Ban kiểm soát/ Kiểm soát viên được đào tạo một cách bài bản không chỉ giúp ích cho công tác thường kỳ của BKS/ KSV mà còn giúp hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty và TGĐ nhận được những ý kiến đề xuất thiết thực từ họ nhằm giảm thiểu rủi ro, gian lận, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh doanh của DN.

Nhiệm vụ chính của Ban kiểm soát/ Kiểm soát viên:
1. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
2. Phải thẩm định những báo cáo liên quan đến tình hình kinh doanh, báo cáo quản lý, báo cáo tài chính, kiểm toán của công ty.
3. Phải có những kiến nghị dựa trên những công tác kiểm tra để chủ sở hữu/ Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông có cơ sở ra quyết định đúng đắn, kiến nghị các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
4. Nhiệm vụ khác mà theo điều lệ, quy định theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Để trở thành Ban kiểm soát/ Kiểm soát viên chuyên nghiệp anh/chị thường phải mất ít nhất 1 nhiệm kỳ để đúc kết những kinh nghiệm thực tế về nghề này. Thay vì phải mất ít nhất 3 năm để mày mò, nghiên cứu thì anh/chị chỉ cần bỏ ra khoảng 1 tháng để có những kỹ năng, kỹ thuật quan trọng nhằm phục vụ cho công việc của mình.

Với phương châm đào tạo mang tính tư vấn, chương trình đào tạo nghiệp vụ dành cho BAN KIỂM SOÁT/ KIỂM SOÁT VIÊN đã được trường Doanh Chủ đào tạo rất thành công trong suốt hơn 5 năm qua với sự tham gia của hàng trăm đơn vị. Không sa đà vào nghiên cứu lý thuyết Doanh Chủ thiết kế chương trình đặc biệt này tập trung vào những vấn đề thực tế mà BKS/ KSV phải đảm nhiệm. Khóa đào tạo được Viện Đào tạo Doanh Chủ tổ chức, nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu khách quan về việc KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THEO CHUẨN COSO giúp Doanh nghiệp hoàn thành tốt các mục tiêu.

  • Nội dung chính là lý thuyết COSO – Cơ sở phương pháp luận được áp dụng rộng rãi trên Thế giới, về thiết lập, vận hành Hệ thống Kiểm soát nội bộ và Quản trị rủi ro Doanh nghiệp.
  • Kết hợp hướng dẫn vận dụng Chuẩn COSO vào thực tế, cùng các kỹ thuật bổ trợ khác.
  • Chia sẻ thêm những kinh nghiệm thực tế về Quản lý đội ngũ, quản lý hoạt động Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ.
BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn